BÁC LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Vào khoảng cuối năm 1953, đầu năm 1954, tuy đã ở trong an toàn khu nhưng đội bảo vệ của Bác vẫn đào hầm sâu trong núi để đề phòng giặc. Anh em không quen nên làm việc có phần lúng túng. Bác đến và làm động tác mẫu quai búa cho đồng chí phụ trách búa xem. Rồi Bác lấy một thanh tre bánh tẻ làm kẹp cây choòng cầm chống, ra lệnh cho người quai búa cứ quai cho đều tay. Sợ Bác mệt, anh em nói:
- Thưa Bác, chúng cháu hiểu rồi ạ.
Đến lúc anh em tranh cãi về tăng gia, Bác lại tham gia. Có anh phát biểu nên trồng cà, anh thì bảo nên trồng rau muống cạn. Bác hỏi:
- Các chú đều là nông dân phải không?
- Dạ, chúng cháu đều là nông dân.
Bác giải thích: Vì các chú mỗi người một quê khác nhau, thời tiết mỗi vùng một khác. Kinh nghiệm trồng trọt cũng khác nên tranh cãi là bình thường. Song phải chú ý tới người xưa đã dạy ta rằng: Bao giờ đom đóm bay ra, cành xoan chân chó trồng cà mới nên... Thế các chú thấy cây xoan nảy mầm tức là thò chân chó chưa
- Dạ, chưa ạ
- Thế thì chưa trồng cà được đâu!
Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta răng, khi làm việc gì phải tìm hiểu kỹ về việc ấy để làm thực sự có hiệu quả.
Trong các công việc, đương nhiên kinh nghiệm là rất quan trọng nhưng cũng phải lĩnh hội các kiến thức mới chứ không được chỉ viện lấy kinh nghiệm và vận dụng một cách máy móc. Đồng thời, phải luôn xem xét các phương diện, khía cạnh khác nhau của công việc đó để bảo đảm rằng nó thực sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị, hoàn cảnh. Và điều quan trọng nữa là mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng ra sức thi đua lao động sáng tạo, luôn học hỏi, trau dồi kiền thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng phương pháp làm việc khoa học, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Tác giả: Văn hóa - Xã hội Phường